Khái niệm
Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức, cơ quan của chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung:

  • Thứ nhất, mọi tổ chức đều có các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu của một hãng hàng không có thể là lợi nhuận và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là đảm bảo an ninh cho cộng đồng với chi phí hoạt động tối thiểu.
  • Thứ hai, các nhà quản lý của mọi tổ chức đều cần thông tin để điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ chức có qui mô càng lớn thì nhu cầu thông tin cho quản lý càng nhiều.
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức (Hilton, 1991). 

Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4).

Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức (Edmonds et al, 2003)

Các mục tiêu của tổ chức và công việc của nhà quản lý

Mục tiêu của tổ chức

Một tổ chức có thể được xác định như là một nhóm người liên kết với nhau để thực hiện một mục tiêu chung nào đó. Một ngân hàng thực hiện các dịch vụ tài chính là một tổ chức, một trường đại học thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tào cũng là một tổ chức,v.v...Một tổ chức phải được hiểu là những con người trong tổ chức chứ không phải là của cải vật chất (tài sản) của tổ chức.

Một tổ chức có những mục tiêu gì? Câu trả lời thật không đơn giản. Thế mà, đó lại là cơ sở để ra quyết định về chiến lược và sách lược của tổ chức.

Mục tiêu hoạt động của các tổ rất đa dạng và khác nhau. Trong mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, một tổ chức có thể xác định một hoặc một số mục tiêu nhất định. Dưới đây là một số mục tiêu thường gặp của các tổ chức:

  • Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong muốn
  • Cực tiểu chi phí
  • Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm
  • Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp
  • Tăng trưởng
  • Cực đại giá trị tài sản
  • Đạt được sự ổn định trong nội bộ
  • Trách nhiệm đối với môi trường
  • Cung cấp các dịch vụ công cộng với chi phí tối thiểu
Quá trình quản lý và công việc của các nhà quản lý

 Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức. Ví dụ: Mục tiêu của Công ty máy tính IBM do ban giám đốc (được các cổ đông của công ty bầu ra) của công ty thiết lập.

Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản lý thực hiện 4 hoạt động (chức năng) cơ bản: 

♦ Lập kế hoạch

Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Khi các kế hoạch được thi hành, chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định.

♦ Tổ chức và điều hành

Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy. 

♦ Kiểm soát

Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập. 

♦ Ra quyết định

Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong qúa trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 

Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản lý nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định.

Mục tiêu của kế toán quản trị

Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin.Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên kế toán quản trị của tổ chức.

Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau:

  • Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định
  • Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức 
  • Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức 
  • Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức
Vai trò của nhân viên kế toán quản trị trong tổ chức

Vai trò chủ yếu của nhân viên kế toán quản trị trong một tổ chức là thu thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện viêc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định.

Các nhà quản lý sản xuất thường vạch kế hoạch và ra quyết định về các phương án và lịch trình sản xuất, các nhà quản lý tiếp thị thì ra các quyết định về quảng cao, khuyến mãi và định giá sản phẩm, và các nhà quản trị tài chính thường ra các quyết định về huy động vốn và đầu tư. Tất cả các nhà quản lý này đều cần thông tin cho các quyết định của họ. Chính các nhân viên kế toán quản trị sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho các nhân viên kế toán quản trị là họ phải am hiểu các tình huống ra quyết định của các nhà quản lý.

Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính

Như đã trình bày trong những phần trên, trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Trong khi đó, mục tiêu của kế toán tài chính (financial accounting) là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tương bên ngoài tổ chức. Báo cáo hàng năm của Công ty VINAMILK cho các cổ đông của công ty là một thí dụ điển hình về sản phẩm của hệ thống kế toán tài chính. Những người sử dụng thông tin kế toán tài chính bao gồm các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nước, các nhà phân tích đầu tư, khách hàng.

Tuy vậy, hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng có nhiều điểm giống nhau bởi vì cả hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức. Hệ thống này bao gồm thủ tục, nhân sự, và hệ thông máy tính để thu thập và lưu trữ các dự liệu tài chính của tổ chức. Một phần của hệ thống kế toán chung này là hệ thống kế toán chi phí (cost accounting), có nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính. Ví dụ, số liệu về giá thành sản phẩm được nhà quản lý sử dụng để định giá bán sản phẩm, đó là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán quản trị. Tuy vậy, số liệu giá thành cũng được sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, đó lại là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán tài chính. 

Sự phát triển của kế toán quản trị

So với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một lĩnh vực khá mới mẻ. Vì vậy, các khái niệm và công cụ của kế toán quản trị đang được hoàn thiện dần nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho các quyết định của quản lý. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Để kế toán quản trị trở thành một công cụ hữu hiệu trong tương lai, hệ thống kế toán quản trị phải được thay đổi, cải tiến để thích ứng với những thay đổi đó. Dưới đây là một số sự thay đổi trong môi trường kinh doanh gắn có ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của kế toán quản trị.

 
Trong quá trình sử dụng máy tính, chắc hẳn không ít lần bạn xóa nhầm dữ liệu quan trọng, hay thậm chí có những lúc dữ liệu trên máy “bốc hơi” mà không rõ lý do. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của EASEUS Data Recovery Wizard.

EASEUS Data Recovery Wizard là phần mềm khôi phục file mạnh mẽ, cho phép người dùng tìm và khôi phục lại những dữ liệu bị mất mát do nhiều lý do khác nhau, như bị xóa nhầm từ ổ cứng hoặc bị mất mát do lỗi hệ thống, lỗi phần mềm hay thậm chí bị mất do người dùng format ổ đĩa hay bị virus tấn công phá hoại hay kể cả những lý do không biết rõ.

Download phần mềm miễn phí tại đây hoặc tại đây. Phần mềm có cách sử dụng khá đơn giản: có thể hoạt động hiệu quả với dữ liệu trên ổ cứng, trên thẻ nhớ hay trên cả các thiết bị lưu trữ gắn ngoài…

Ưu điểm nổi bật nhất của phần mềm đó là cho phép người dùng quét và tìm kiếm các file đã bị xóa để khôi phục theo từng định dạng riêng biệt, giúp cho quá trình quét diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Giao diện chính của phần mềm đưa ra 3 tùy chọn:

- Deleted File Recovery: tính năng này cho phép bạn khôi phục các file đã bị xóa do vô tình hay cố ý trên ổ cứng.

- Complete Recovery: với tính năng này cho phép người dùng khôi phục các file bị xóa do điều kiện khách quan, như bị mất do quá trình format ổ đĩa, lỗi của hệ thống, lỗi phần mềm hay do hệ thống bị treo khiến file bị xóa hay cả do trường hợp bị virus tấn công.

- Partition Recovery: với tính năng này cho phép bạn khôi phục lại cả phân vùng của ổ đĩa bị mất trong trường hợp lỗi hệ thống hay vô tình có tác động nào đó trên ổ đĩa khiến phân vùng bị hỏng hoặc biến mất.

Tùy thuộc vào lý do file bị mất, bạn có thể chọn phương thức khôi phục phù hợp và tương ứng. Cách thức sử dụng của cả 3 phương thức đều giống nhau, do vậy bài viết chỉ hướng dẫn cách thức sử dụng cho 1 phương thức khôi phục file.

Sau khi nhấn chọn cách khôi phục tương ứng, ở bước tiếp theo phần mềm sẽ cho người dùng lựa chọn để quét và khôi phục toàn bộ các file đã bị xóa có thể tìm được, hoặc chỉ lựa chọn những định dạng nhất định để quét và khôi phục file.
Chẳng hạn nếu muốn khôi phục lại file ảnh, bạn chỉ việc đánh dấu vào mục “Camera” hoặc “Graphics”. Còn nếu muốn khôi phục các file văn phòng (Microsoft Office) thì đánh dấu vào mục tương ứng.

Đây là ưu điểm nổi bật của EASEUS Data Recovery Wizard so với các phần mềm khôi phục file khác vì cho phép lọc trước định dạng file trước khi tìm kiếm, giúp thu nhỏ kết quả tìm kiếm và thời gian thực hiện được nhanh chóng hơn.

Sau khi đánh dấu các định dạng file cần tìm kiếm, nhấn Next để tiếp tục.

Bước tiếp theo phần mềm sẽ cho phép bạn chọn phân vùng ổ đĩa đã từng chứa file bị xóa cần khôi phục. Trong trường hợp bạn không nhớ rõ file bị xóa từng nằm trên phân vùng nào thì có thể lần lượt tiến hành quét và tìm kiếm trên từng phân vùng.
Picture

Sau khi chọn phân vùng, nhấn Next để quá trình quét và tìm kiếm file bị xóa diễn ra.

Sau khi quá trình này kết thúc, danh sách các file (có định dạng mà bạn đã đánh dấu) hiện ra. Bạn có thể kich đúp vào từng kết quả tìm kiếm để xem trước nội dung file, xem có đúng là file cần tìm kiếm hay không.

Picture
Đối với quá trình tìm kiếm các file ảnh, bạn có thể nhấn vào nút View trên danh sách kết quả, sau đó chọn Thumbnail để xem trước các nội dung file ảnh dưới dạng thumbnail. Điều này cho phép bạn xem trước và tìm ra file ảnh cần thiết một cách nhanh chóng hơn.

Picture
Đánh dấu vào những file bạn cần khôi phục, sau đó nhấn Next trên giao diện phần mềm. Bước tiếp theo chọn vị để lưu file muốn khôi phục.

Lưu ý: bạn nên lưu file sau khi khôi phục trên phân vùng ổ đĩa khác với phân vùng đang sử dụng để tìm kiếm hiện tại, để tránh tình trạng dữ liệu bị ghi chồng trên đĩa.

Cuối cùng nhấn Next để quá trình khôi phục dữ liệu được diễn ra.

Picture
Sau khi quá trình hoàn tất, các file khôi phục được sẽ nằm trong 1 thư mục riêng biệt tại vị trí dùng mà bạn đã chọn để lưu file ở trên.

Lưu ý: trong trường hợp file sau khi khôi phục mà bị lỗi không mở được, bạn có thể sử dụng phần mềm File Repair đã được Dân trí giới thiệu tại đây để thử khắc phục lỗi gặp phải đối với file sau khi khôi phục.

Trong 3 phương thức khôi phục trên, phương thức khôi phục đầu tiên là thực hiện nhanh chóng nhất, tuy nhiên lại không thực sự hiệu quả. Nếu file của bị vừa bị xóa gần đây, bạn có thể sử dụng cách thức này để tìm và khôi phục file.

Trong khi đó, phương thức tìm và khôi phục ‘Complete Recovery’ là phương thức hiệu quả nhất, nhưng đồng nghĩa với việc tốt nhiều thời gian.

Ban đầu, bạn có thể thử sử dụng phương thức ‘Deleted File Recovery’ để quét và tìm kiếm file cần khôi phục, nếu không tìm thấy bạn có thể chuyển sang phương thức thứ 2.

Bạn có thể liên hệ dịch vụ cứu hộ phần mềm kế toán để được trợ giúp


Dịch vụ bảo trì phần mềm kế toán, cứu hộ dữ liệu phần mềm kế toán, hỗ trợ sử dụng phần mềm kế toán